Photo by Sidekix Media on Unsplash
Tổng hợp: Uyên Vũ
Mỗi khi về lại với không gian sống, điều đầu tiên người ta làm đều là bật lên những công tắc đèn để thắp sáng cho ngôi nhà của mình. Chiếu sáng tuy chỉ chiếm một phần trăm trong kinh phí xây dựng, nhưng nó đóng góp nhiều hơn thế trong việc đem lại cho con người một cuộc sống chất lượng, hiện đại hơn. Hiện nay, chiếu sáng không chỉ còn đơn giản là thắp lên một bóng đèn trắng sáng cho toàn bộ ngôi nhà nhưng còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ và cải tiến hiện đại. Thật vậy, việc nắm rõ những điều cơ bản trong chiếu sáng là cần thiết để kiến tạo nên những không gian sống đẹp và cải tiến nhất.
Trước khi tiến hành thiết kế ánh sáng, cần hiểu rõ đặc điểm của nguồn sáng để đưa ra các loại đèn phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.
Nhiệt độ màu (Kelvin)
Photo by Connor Wang on Unsplash
Nhiệt độ màu Kelvin (K) là một thông số quen thuộc trong chiếu sáng thể hiện cho màu của ánh sáng. Ánh sáng sử dụng trong hộ gia đình hoặc thương mại dao động từ 2000-6500K. Thông số này càng cao, ánh sáng cho ra sẽ càng sáng lạnh hơi hướng về xanh dương, ngược lại, thông số thấp ánh sáng cho ra sẽ có màu hướng về vàng ấm.
3 mức nhiệt độ màu phổ biến thường gặp:
- 3000K: ánh sáng ấm
Đây là một mức nhiệt mà ánh sáng sẽ có màu hơi hướng vàng, thích hợp để thiết kế trong phòng ngủ, không gian hội họp gia đình, phòng ăn,… vì loại ánh sáng này mang đến cảm giác thân mật gần gũi cho người thụ hưởng.
- 4000K: ánh sáng trung tính
- 6000K: ánh sáng trắng
Nhờ tác dụng mang lại cảm giác sáng sủa và thúc đẩy sự tập trung của não bộ, hai loại ánh sáng trên phù hợp với những thiết kế trong không gian bếp, phòng tắm, bàn làm việc.
Photo by Dyah Arum on Unsplash
Rất nhiều người lầm tưởng chiếu sáng chỉ đơn thuần là dùng một loại ánh sáng cho tất cả những nơi cần đến ánh sáng. Tạo nên một không gian với nhiều lớp ánh sáng vẫn còn là một điều mới mẻ với các hộ gia đình. Tuy nhiên, tận dụng ưu điểm kết hợp nhiều lớp ánh sáng lại chính là yếu tố làm cho ngôi nhà thêm phần sang trọng và đẳng cấp hơn bao giờ hết. Các lớp ánh sáng khác nhau này kết hợp và tạo ra sự tương phản, làm nổi bật các chi tiết, yếu tố khác trong kiến trúc.
3 lớp ánh sáng thiết kế trong kiến trúc
Photo by Mateo Fernández on Unsplash
Chiếu sáng bao quanh: Làm nên tông ánh sáng chủ đạo cho không gian
Các thiết bị đem lại ánh sáng bao quanh: đèn gắn trần, đèn nổi/ âm trần, đèn LED dải, đèn gắn tường, đèn bàn
Chiếu sáng bổ sung: Đem lại ánh sáng cho một số hoạt động cụ thể như đọc sách, làm việc, nấu nướng,… Lớp sáng này mang lại nhiều công năng nhất, được dùng đến thường xuyên và sáng hơn lớp sáng bao quanh
Các thiết bị đem lại ánh sáng bổ sung: đèn chiếu điểm, đèn nổi/âm trần, đèn thả, đèn bàn, đèn trang điểm phòng tắm
Chiếu sáng trọng điểm: Làm nổi bật một chi tiết trong kiến trúc, một khu vực đặc biệt hay một tác phẩm nghệ thuật cần được chú ý tới. Lớp sáng này sáng gấp 3 lần lớp sáng bao quanh, tạo thêm độ tối, tăng độ tương phản, tạo chiều sâu cho một vật hay toàn thể không gian nhìn chung
Các thiết bị đem lại ánh sáng trọng điểm: đèn chiếu điểm, đèn gắn tường, đèn halogen
Photo by Klara Kulikova on Unsplash
Những lưu ý trong thiết kế ánh sáng kiến trúc
Photo by Sidekix Media on Unsplash
Nên sử dụng chiết áp (dimmer) để bật tắt và điểu chỉnh độ sáng của đèn. Sử dụng chiết áp không chỉ tiết kiệm được năng lượng, khi đèn được chiết áp giảm xuống 10% sẽ kéo dài được gấp đôi tuổi thọ của đèn; khi giảm xuống 25 – 30%, đèn sẽ mang lại một không gian và cảm giác hoàn toàn khác.
Nên sử dụng các ánh sáng cùng một mức nhiệt độ ánh sáng. Sẽ thật thảm họa khi đặt một chiếc đèn bàn có ánh sáng trắng daylight dưới một chiếc đèn chùm cổ điển ánh vàng. Đây là sự kết hợp không thể tệ hơn cho ngôi nhà vì nó sẽ phá vỡ kết cấu hài hòa của ánh sáng.
Trước khi tiến hành thi công lắp đặt chiếu sáng, cần lên kế hoạch đầy đủ rõ ràng về nhu cầu và mục đích sử dụng ánh sáng. Cần nắm rõ về loại nguồn sáng bạn ưa thích, điều bạn muốn và không muốn thấy trong không gian sống của mình, liệu loại ánh sáng này có phù hợp với tâm trạng của bạn khi làm một việc gì đó? Nắm rõ được nhu cầu bản thân, sau đó việc lựa chọn các loại ánh sáng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Đối với không gian nhỏ, bố trí nội thất bên trong nên được tối giản để tạo một không gian thoáng đãng, cho phép ánh sáng vào phòng. Ở đây, rèm cửa cũng đóng một vai trò không kém quan trọng trong việc lấy ánh sáng. Màu sắc của rèm có thể làm biến đổi ánh sáng, rèm với tông màu quá trầm sẽ cả bớt sáng và đôi khi sẽ mang lại cảm giác tiêu cực.
Tóm lại, khi mảng chiếu sáng được chú trọng đúng cách, nó sẽ mang lại sức mạnh làm biến đổi không gian sống và đem lại cho chúng ta nhiều trải nghiệm mới lạ.