PHÂN TÍCH VỀ CÁCH ĐI DÂY ĐIỆN NỔI VÀ ÂM TƯỜNG

Thi công cách đi dây điện trong nhà chính xác là một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình xây dựng nhà ở hoặc thi công các công trình. Hiện nay, có 2 phương pháp lắp dây điện đó là: đi dây nổi và đi dây chìm, mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, tùy vào mục đích sử dụng mà chọn lắp đặt theo phương pháp nào cho phù hợp với yêu cầu và chi phí bỏ ra. Trong bài viết này Halula cùng các bạn phân tích và so sánh tìm ra sự khác nhau về lợi ích của hai cách đi dây điện và đồng thời hướng dẫn về kỹ thuật đi dây điện nhé!

Đi dây điện nổi tường

Khái niệm

Đi dây diện nổi bạn có thể hiểu đơn giản là dây điện này phía bên ngoài của bức tường nhà, đây là phương pháp khá thông dụng được người dân chúng ta áp dụng từ xưa đến nay. Tuy nhiên, khi đi dây điện nổi thì những dây điện loằng ngoằng, chằng chịt khá nguy hiểm cho người sử dụng. Chúng tôi khuyên bạn nếu đi dây điện kiểu này thì nên sử dụng các loại ống nhựa tròn hoặc dẹt để ốp dây điện vào tường hoặc trần nhà để giữ gìn mạng điện và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Ưu điểm của đi dây điện nổi

– Chi phí lắp đặt không quá lớn

– Tiện lợi cho sửa chữa, khắc phục sự cố

– Dễ dàng thay đổi (loại bỏ, thêm, bớt) đường dây để phù hợp với nhu cầu gia đình.

– Không nhất thiết phải thiết kế sơ đồ đường dây trước khi xây dựng

Nhược điểm của đi dây điện nổi

– Tính thẩm mĩ không cao

– Bố trí không hợp lý sẽ rối loạn và ảnh hưởng đến không gian sử dụng

Cách đi dây điện nổi

  • Xác định các vị trí của các thiết bị
  • Tính toán đường dây điện để kết nối các thiết bị đó
  • Dùng keo hoặc ốc vít để cố định nẹp lên vị trí đi dây điện
  • Sau khi gắn xong đặt dây điện vào nẹp và đóng nẹp lại

Một số hình ảnh về đi dây điện nổi:

“Chủ nhà đã rất khéo léo dấu những ống nẹp dây điện nổi cùng màu sơn với trần nhà(sưu tầm)

Những nguyên tắc an toàn khi đi dây điện nổi

  • Vị trí lắp dây điện nổi phải đảm bảo cách sàn 2m để tránh gây vướng víu trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, đối với gia đình có người già và trẻ nhỏ thì dây điện nổi cần phải được cố định chắc chắn, tránh xa tầm với của trẻ để đảm bảo an toàn.
  • Đường dây điện nổi phải được luồn bên trong ống nhựa tròn hoặc ống nhựa dẹt rồi cố định lên tường. Với cách làm này sẽ vừa đảm bảo an toàn lại vừa mang lại tính thẩm mỹ cho không gian sử dụng, hạn chế thấp nhất tình trạng bị hư hỏng điện. Lưu ý, bạn nên chọn ống luồn có kích thước phù hợp với số lượng dây điện để tránh tình trạng chập cháy rất nguy hiểm.
  • Tuyệt đối không được thực hiện các đấu tắt trong ống ghen vì dưới tác dụng của nhiệt độ, độ ẩm sẽ khiến cho chỗ đấu tắt bị mài mòn, oxi hóa gây chập cháy làm ảnh hưởng đến hệ thống điện trong nhà, nguy hiểm hơn có thể gây tai nạn chết người.
  • Riêng ở những khu vực ẩm thấp hay gần nguồn nước sinh hoạt như bếp, phòng tắm,…thì bạn không nên áp dụng kỹ thuật đi dây điện nổi để hạn chế thấp nhất tình trạng rò rỉ, chập điện, cháy nổ,…
  • Trong quá trình sử dụng nếu phát hiện dây điện có dấu hiệu dập vỡ bạn cần phải sửa chữa hoặc thay mới ngay lập tức để đảm bảo an toàn nhé.

Đi dây điện âm tường

nguồn: coppy

Khái niệm

Là hình thức dây điện được chôn xuống đất hoặc âm vào tường, trần nhà để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng điện hàng ngày.

Ưu điểm của đi dây điện âm tường

– Tiết kiệm không gian, tăng thêm vẻ đẹp, yếu tố thẩm mĩ

– Tránh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động bên ngoài

Nhược điểm của đi dây điện âm tường

– Chi phí lắp đặt cao

– Cần thiết kế trước sơ đồ lắp đặt trước lúc xây dựng và lưu bản vẽ thiết kế điện

– Việc sửa chữa, khắc phục sự cố rất phức tạp

Cách đi dây điện âm tường

Cách luồn dây điện âm tường trong nhà được thực hiện như sau:

  • Xác định vị trí cụ thể để đặt thiết bị: Bước đầu tiên, bạn nên xác định rõ ràng những vị trí bạn đặt các thiết bị điện (như bóng đèn, ổ cắm điện, máy lạnh, tủ điện…) trong ngôi nhà của mình. Từ các vị trí đó, chúng ta sẽ xác định được đường đi của dây điện tới các vị trí đó.
  • Lên sơ đồ điện âm tường: Sau bước xác định, chúng ta sẽ thực hiện một bản đồ đường đi của hệ thống điện trong nhà mình. Bạn cần nắm vững bản sơ đồ này, và tốt nhất là lưu lại một bản vẽ để tiện cho việc thi công, cũng như thuận lợi cho việc sửa chữa sau này nếu hệ thống điện có trục trặc.
  • Thực hiện thi công: Đây là công đoạn quan trọng nhất trong cả quá trình làm điện. Bạn cần tuân thủ những hướng dẫn và thao tác chính xác để đảm bảo kỹ thuật điện trong gia đình.

Quy trình thực hiện thi công đi dây gồm những bước như sau:

  • Đào rãnh tường: Ta dùng phấn, hoạc bút vẽ lên tường sơ đồ đi dây đã được xác định ở bước trên. Ta cần thực hiện chính xác bước này để đảm bảo hệ thống đường dây hợp lý, và đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Cắt tường: Ta dùng máy cắt tường để cắt theo các đường vẽ, sau đó dùng máy khoan, hoặc máy đục, đục tường theo đường cắt có sẵn. Độ rộng, hẹp hoặc độ nông sâu của tường sẽ phụ thuộc vào đường dây điện bạn muốn đi.
  • Đi ống nhựa: Cho ruột gà, hoặc ống dẫn cứng vào rãnh đã đục và cố định lại thật chặt bằng dây kẽm.
  • Luồn dây điện âm tường: Bạn có thể luồn dây điện vào ống trước hoặc sau khi hoàn thiện, tuy nhiên, ta nên luồn dây vào trước để tránh trường hợp gặp vật cản, ta không luồn được dây, lại phải đục ra làm lại rất mất thời gian và ảnh hưởng đến mỹ quan của ngôi nhà.
  • Hoàn thiện thi công: Sau khi đã đặt được đường ống và luồn dây xong xuôi, ta dùng hồ trám lại các vết rãnh đã đục vừa nãy, sao cho đảm bảo chắc chắn và đẹp là được.

Nguyên tắc an toàn khi đi dây điện âm tường

  • Không tùy tiện lắp đặt: Bạn cần phải có kiến thức về đấu nối mạch điện mới có thể tự thực hiện lắp đặt mạng điện tại nhà.
  • Không lắp chung nhiều đường dây điện: Như dây điện chung ống với đường dây ADSL, dây cáp wifi…để tránh trường hợp bị nhiễu thiết bị.
  • Lắp đặt ống bảo vệ: Các đường dây âm tường đều phải có ống bảo vệ, không nên đặt đường dây trong các ống thông hơi.
  • Không nối tắt điện: Đặc biệt là ở các đường trục chính.
  • Ống bảo vệ bằng chất liệu tốt: Nên lựa chọn phần ống bảo vệ có khả năng chống thấm nước, chống cháy…
  • Không đặt ở những vị trí không được bảo vệ như: Đặt dây dọc mái nhà, hoặc chôn dưới đất bên ngoài nhà.
  • Không đặt dây trong tường chịu lực: Trong trường hợp rãnh đục sâu quá 1/3 độ dày của tường.
  • Tính toán phần dây dự trữ hợp lý: Để tiện sử dụng về sau nếu có xảy ra sự cố cần khắc phục.

Như chúng tôi đã nói, cả 2 phương pháp đi dây điện âm và nổi đều có những ưu và nhược điểm riêng của chúng, tùy vào từng trường hợp, kiến trúc ngôi nhà mà bạn đi dây điện theo kiểu nào. Ngày nay, với kiến trúc nhà đang ngày càng hiện đại, đòi hỏi tính thẫm mỹ ngày càng cao thì phương pháp đi dây điện chìm đang dần được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn.

Tổng hợp: Như Thủy

1 bình luận về “PHÂN TÍCH VỀ CÁCH ĐI DÂY ĐIỆN NỔI VÀ ÂM TƯỜNG

Bình luận đã đóng.

preloader