Kỹ thuật chiếu sáng hữu ích trong chụp ảnh chân dung

Ảnh: Lilly Rum on Unsplash

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng phải vật lộn với những bức hình kép chất lượng, bể hạt, tối mờ chẳng thể nhận thấy rõ nhân vật trong bức ảnh. Tất nhiên, bạn không phải là người đầu tiên vật lộn với điều này và cũng không phải là người cuối cùng. May mắn thay, có một vài cách để chúng ta cải thiện những bức ảnh khó chịu này!

Ánh sáng quan trọng như thế nào trong nhiếp ảnh?

Ánh sáng studio là khía cạnh quan trọng của nhiếp ảnh. Nếu khách hàng không thể nhìn thấy những gì bạn chụp trong ảnh (do quá mờ, quá tối, lóa sáng,…) thì dù các bố cục bạn đã sắp xếp đẹp ra sao, hình ảnh sắc nét thế nào cũng sẽ chẳng còn quan trọng. Và đương nhiên, khách hàng hoặc người bạn được bạn chụp ảnh cũng sẽ cảm thấy thất vọng và từ chối những bức ảnh của bạn.

Bạn không cần phải có một chiếc máy ảnh đời mới nhất, hiện đại nhất để cho ra những tác phẩm đẹp nhất. Điều quan trọng là bạn hiểu rõ các thiết bị của mình, cách chúng vận hành, các thông số chuyên ngành giúp ích rất nhiều trong quá trình bạn làm việc cùng với những chiếc máy ảnh. Ngay cả khi bạn có một nguồn sáng hoàn hảo thì vẫn có thể cho ra những tấm ảnh kém chất lượng khi những thông số cài đặt trong máy ảnh của bạn không phù hợp.

Ảnh: Chris Slupski on Unsplash

Bạn có thể tham gia các khóa học cơ bản về chụp ảnh cơ bản, hoặc đơn giản hơn là tìm hiểu về khái niệm tam giác: Khẩu độ, tốc độ và ISO,… để giúp bạn phần nào tự tin hơn với các kỹ năng chụp ảnh của mình.

Ảnh: Ideas To Go

Việc tìm hiểu về các nguồn sáng cơ bản như nguồn sáng chính (key light), nguồn sáng phụ (fill light), nguồn sáng ngược (back light) cũng sẽ mang lại cái nhìn tổng quan hơn về cách những chuyên gia sử dụng ánh sáng để tạo ra những bộ phim với từng khung hình chuẩn chỉnh.

Loại ánh sáng nào được sử dụng trong nhiếp ảnh?

Có hai loại ánh sáng chính trong nhiếp ảnh: tự nhiên và nhân tạo. Mỗi người sẽ có loại ánh sáng yêu thích riêng của mình. Cá nhân tôi thích chụp với ánh sáng tự nhiên của ban ngày nhưng không có nghĩa là bạn cũng sẽ thấy thích nó.

Ảnh: Flaunter on Unsplash

Các kỹ thuật chiếu sáng khác nhau được áp dụng trong nhiếp ảnh

Split Light

Ảnh: Alex Sheldon on Unsplash

Ảnh: Alexander Andrews on Unsplash

Đặt nguồn ánh sáng ở một góc 90 độ so với khuôn mặt của chủ thể. Bạn sẽ có được những tấm ảnh với một bên của khuôn mặt sáng lên và bên còn lại trong bóng tối. Đường bóng sẽ đổ theo chiều dọc xuống trên khuôn mặt đối tượng của bạn, tạo ra một bức chân dung rất ấn tượng. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật thì chỉ có mắt của đối tượng ở bên phần tối bắt được ánh sáng, còn toàn bộ các phần khác của nửa khuôn mặt đó sẽ tối. Nếu gương mặt của đối tượng chỉ hơi xoay nhẹ mà ánh sáng đã rơi trên má của người đó thì có lẽ khuôn mặt của nhân vật không phải lý tưởng cho kiểu chụp với loại ánh sáng này.

Rembrandt Light

Ảnh: Duy Tung Tran on Unsplash

Bóng đổ bởi loại ánh sáng này giúp khuôn mặt tròn trông thon gọn hơn. Kỹ thuật ánh sáng này được đặt theo tên của họa sĩ Rembrandt vì ông đã sử dụng loại ánh sáng này trên nhiều chủ thể của mình.

Đặt chủ thể của bạn cách nguồn sáng hơn 90 độ một chút. Nguồn sáng của bạn cũng sẽ cao hơn một chút so với chiều cao của chủ thể. Một bên của khuôn mặt sẽ vẫn chìm trong bóng tối nhưng một bên tam giác sáng (một hình tam giác ánh sáng ở phía bóng tối của khuôn mặt, được gọi là chiaroscuro) sẽ rơi vào má, không rộng hơn mắt và không dài hơn mũi.

Loop Light

Đặt nguồn sáng của bạn ở một góc 30-45 độ phía sau đối tượng. Tấm hắt sáng (reflector) được đặt đối diện với chủ thể, ngược lại với nguồn ánh sáng để giúp phản xạ ánh sáng trở lại khuôn mặt của đối chủ thể.

Khi ánh sáng được đặt cao hơn một chút so với tầm mắt, nó sẽ tạo ra một chút đường viền cho khuôn mặt, có một chút bóng nhỏ hình khuyên của mũi đổ trên má phía bên kia so với nguồn sáng. Loại ánh sáng này đều thuận mắt hầu hết mọi người nên có xu hướng được sử dụng nhiều trong các tác phẩm chân dung.

Ảnh: Hisu lee on Unsplash

Butterfly Lighting

Ảnh: Fleur Kaan on Unsplash

Kiểu ánh sáng này được sử dụng cho các bức ảnh phong cách quyến rũ và tạo ra bóng tối dưới má và cằm. Nó cũng thường được dùng để chụp các đối tượng lớn tuổi vì các nếp nhăn trên khuôn mặt sẽ ít thấy rõ hơn so với kiểu chiếu sáng bên.

Đặt ánh sáng của bạn ngay phía sau và phía trên máy ảnh, chiếu trực tiếp, cao hơn một chút so với tầm mắt hoặc đỉnh đầu của chủ thể. Ánh sáng này tạo ra bóng hình cánh bướm ngay bên dưới mũi của chủ thể. Bạn có thể sẽ cần tới những nguồn sáng mạnh như mặt trời hoặc đèn flash để tạo đường vùng bóng đổ rõ rệt hơn.

Broad Light

Chiếu sáng rộng là khi khuôn mặt của đối tượng hơi xoay khỏi vị trí trung tâm, tức là hơi lệch so với góc nhìn trực diện, và bên khuôn mặt hướng về phía máy ảnh sẽ được chiếu sáng. Vùng được chiếu sáng sẽ có diện tích lớn hơn so với vùng tối.

Chiếu sáng rộng đôi khi được sử dụng cho bức chân dung phong cách high key – ảnh có độ phơi sáng lệch nhiều về phía vùng sáng và không nhấn mạnh độ tương phản.

Để tạo được kiểu chiếu sáng rộng, khuôn mặt của chủ thể cần hơi quay đi khỏi nguồn sáng. Điều cần lưu ý là phần bên khuôn mặt hướng về phía máy ảnh được chiếu sáng toàn bộ và bên khuôn mặt ở xa máy ảnh thì nằm trong vùng tối.

Ảnh: Štefan Štefančík on Unsplash

Short light

Ảnh: Roksolana Zasiadko on Unsplash

Chiếu sáng hẹp là kiểu ngược lại với chiếu sáng rộng. Phần khuôn mặt hướng về phía máy ảnh nằm ở trong vùng tối sẽ lớn, còn phần được chiếu sáng hẹp hơn.

Kiểu chiếu sáng này thường được sử dụng trong chụp ảnh phong cách low key – ảnh có độ phơi sáng lệch nhiều về phía vùng tối và có độ tương phản cao.

Trong chiếu sáng hẹp, khuôn mặt đối tượng hơi quay về phía nguồn sáng. Chú ý cố gắng để phần khuôn mặt phía xa máy ảnh được chiếu sáng nhiều nhất, còn phần tối thì gần máy ảnh.